Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN LỚN TUỔI

** Khởi đầu **
1. CẦN PHẢI CHÍNH DANH

- Bạn làm 1 cái quyết định ghi rõ ràng bạn là người quản lý và những ai phải chịu sự điều động từ bạn.
- Tổ chức 1 buổi họp nhanh do chính giám đốc đứng ra chủ trình và thông báo một cách rõ ràng rằng bạn sẽ là người quản lý.

2. HỌP NỘI BỘ, PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN

- Bạn nên tổ chức một buổi họp nội bộ và nêu lên quan điểm cá nhân. Đại ý nói rằng bạn hoàn toàn tôn trọng mọi người và mọi người đều có những cái đáng để bạn học tập. Do công việc nên bạn được làm quản lý vì thế bạn hy vọng mọi người sẽ tôn trọng mọi người và mọi người đều có những cái đáng để  bạn học tập. Do công việc nên bạn được làm quản lý vì thế bạn hy vọng mọi người sẽ tôn trọng lời của bạn khi tiến hành công việc. Còn ngoài đời bạn vẫn là con là cháu. Mọi điều trong công việc đều vì mục tiêu chung của phòng và công ty. 

3. GẶP RIÊNG TỪNG NGƯỜI.

- Bước tiếp theo là bạn nên gặp riêng từng người trao đổi và nhờ họ giúp đỡ. Tốt nhất nên rủ đi uống nước hoặc làm cách nào đó để từng người thấy thoải mái. Việc này cho họ thấy mình tôn trọng nhưng mình không quỵ lụy họ. 

4. MỜI CẢ PHÒNG LIÊN HOAN MỘT BỮA

- Làm như vậy sẽ tạo cảm giác đội nhóm gắn kết và việc bạn mời mọi người làm mọi người sẽ có trách nhiệm trả lại bạn một cái gì đó 

** Triển khai công việc **
Sau khi đã làm bốn điều trên để khởi đầu nhóm mới, thì những việc tiếp theo nên làm trong quá trình triển khai công việc.

1. TẠO KHÔNG KHÍ CÓ VẺ DÂN CHỦ CHO MỌI NGƯỜI.

- Cụ thể hơn, khi triển khai một cái gì đó, dù trong đầu bạn đã định sẵn nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến của mọi người. Để cho mọi người góp ý. Nếu thực sự những góp ý có giá trị và tốt thì nên ghi nhận, những cái nào lệch ra khỏi định hướng của bạn thì nên bỏ qua và bảo mọi người làm theo ý của bạn. 

2. DẦN DẦN, CÓ NHỮNG VIỆC BẠN KHÔNG PHẢI HỎI Ý KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI NỮA. Bạn hỏi quá nhiều ý kiến có thể làm cho mọi người nghĩ rằng bạn không có chủ ý dẫn tới mọi người có trạng thái nhờn. 

3. KIÊN ĐỊNH VÀ KIÊN QUYẾT. Bạn nên tỏ thái độ kiên định và kiên quyết sau khi đã ra quyết định. Nhất định phải hoàn thành dù thế nào đi chăng nữa. Trường hợp người ta phản đối bằng cách không làm, nếu là anh thì anh sẽ làm việc đó cho xong. Và ra cảnh báo cho người phản đối, nếu còn không làm thì sẽ có biện pháp. Chú ý nên lựa lời nói để sao cho mọi người hiểu tính chất nghiêm trọng nhưng không vô lễ.

4. DUY TRÌ CÁCH NÓI PHÙ HỢP TRONG CÔNG VIỆC

Bạn ra lệnh nhưng phải bao cả hàm ý nhờ giúp đỡ.

**Bạn nên luyện dần những điều sau **

1. Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm việc với con người. Khi triển khai công việc thì cần phải khéo léo, từ tốn và kiên quyết để mọi người làm theo những gì họ thấy cần phải làm. 
2. Khả năng khơi dậy niềm tin ở người khác: bằng cách làm gương và hoặc đặt ra những chuẩn mực cao.
3. Kỹ năng quản lý: bao gồm cả khả năng tổ chức và điều phối, giao tiếp tốt cũng như hỗ trợ và khuyến khích.
4. Kiên định: rất quan trọng khi một tập thể có sự khác biệt về chính kiến và quan điểm.

** Ngoài ra bạn cần có thêm **
- Đáng tin cậy
- Chính trực
- Biết lắng nghe
- Nhất quán
- Quan tâm đến mọi người xung quanh một cách chân thành
- Bộc lộ sự tin tưởng và tập thể
- Đánh giá công trạng đúng người
- Luôn sát cánh với tập thể trong những lúc khó khăn




ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN KHÔNG BẰNG TIỀN

Nhân viên chưa chắc đã muốn có những lợi ích mang tính vật chất hay tiền bạc. Họ chỉ đơn giản muốn được làm việc với những vị sếp tốt. Để trở thành những vị sếp tốt nhất, được nhiều nhân viên yêu mến, nhà quản lý cần đóng góp một số vai trò tích cực trong việc cải thiện sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc.

1. PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN

Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng cho nhân viên và tạo cơ hội cho họ là chủ các dự án. Khi đó, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn.

2. KHEN NGỢI NHÂN VIÊN

Công  nhận nhân viên khi họ làm tốt một việc nào đó và có khuynh hướng thường xuyên hoàn thành xuất sắc các công việc mà không đòi hỏi phải được đền bù thêm bằng vật chất hay tiền bạc.


3. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TỐT

Đồng cảm với nhân viên và làm cho họ có cảm giác họ luôn có thể gặp gỡ, trao đổi với sếp khi cần thiết. Môi trường làm việc tốt được đa số các nhân viên xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Nếu nhìn thấy được kết quả từ công việc của mình, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn. Vì vậy, cần xây dựng các quy trình sao cho nhân viên thực sự là "sở hữu" công việc.


4. KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC

Nhân viên sẽ cảm thấy tự hào hơn và thỏa mãn hơn khi họ làm việc một cách chủ động và có trách nhiệm.

5. THÚC ĐẨY TINH THẦN LÀM VIỆC ĐỒNG ĐỘI

Sếp phải làm gương bằng cách đôi xử  tốt và trân trọng nhân viên. Khi được sếp tôn trọng, nhân viên sẽ tôn trọng các nhân viên khác và tôn trọng sếp.
Thường xuyên tổ chức các sự kiện cho nhân viên có cơ hội gần gũi và trao đổi thông tin, để từ đó hiểu nhau và hỗ trợ nhau nhiều hơn trong công việc.

Để trở thành một vị sếp tốt nhất, nhà quản lý không nhất thiết phải tạo ra cho nhân viên những phúc lợi tốn kém. Thay vào đó, nên gần gũi, lắng nghe, hỗ trợ nhân viên và xây dựng cho họ một môi trường làm việc vui vẻ và thoải mái nhất.


Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

BÍ MẬT TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NHÂN TRẺ



1. LÀM VIỆC MÀ MÌNH THÍCH

Bạn biết trong kinh doanh, bạn sẽ chỉ thu lại được nếu có đầu tư, tiền bạc, chất xám? Đúng nhưng chưa đủ. Những người thành công biết rằng công việc kinh doanh mang lại sự thỏa mãn, tính ổn định và tận hưởng cá nhân chỉ nếu như họ ưu tiên điều này ngay từ đầu.

Thực tế là nếu bạn không thấy vui vẻ với việc mình làm, khả năng cực cao là bạn sẽ không bao giờ thành công.

2. KINH DOANH NGHIÊM TÚC

Qúa nhiều người kinh doanh thất bại vì họ không đặt đủ niềm tin, họ không tin vào lợi ích và tương lai của sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh của mình, coi việc "làm ăn" này chỉ như một trò thư giãn, được mất không quan trọng. Điều này dễ dàng khiến họ bị trệch hướng, mất động lực và không đủ khả năng làm việc cật lực để thành công. 

3. LẬP KẾ HOẠCH CHO MỌI THỨ

Mọi dạng kinh doanh đều cần kế hoạch  và mọi khía cạnh  của việc kinh doanh ấy đều phải được lập kế hoạch. Một bản kế hoạch dựa trên phân tích tình hình, thu thập dữ liệu sẽ giúp đưa ra các quyết định mang tính định hướng và dự đoán. Đây là động thái mà mọi người làm kinh doanh bắt buộc phải ý thức, phát triển, thiết lập và duy trì.

4. QUẢN LÝ TIỀN BẠC THÔNG MINH

Thông minh có thể là thiên bẩm nhưng cách quản lý thông minh thì có thể học. Dòng tiền chính là hệ tuần hoàn của một cơ ngơi kinh doanh, bao gồm tiền bỏ ra và tiền thu lại. Một người kinh doanh cần biết rằng, cơ sở vật chất, quảng cáo, quan hệ công chúng.... dù được đầu tư hoành tráng và trí tuệ đến đâu đi nữa cũng chẳng để làm gì nếu người ta không mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Khi "tiền đi" nhiều hơn "tiền về", bạn rõ ràng cần phải học thêm các bài học về quản lý dòng tiền.

5. KHẢ NĂNG TẬN DỤNG CÔNG NGHỆ

Một điều thú vị mà thời đại Internet mang lại đó là một việc kinh doanh bắt đầu từ gác xép của một vài người lại có sở hữu một công ty trị giá mấy chục triệu đô la trên mạng. Đây chính là vũ khí chiến đấu mới của các nhà kinh doanh hiện nay mà bạn chắc chắn sẽ muốn trở nên lão luyện.

6. ĐẦU TƯ CHO BẢN THÂN

Luôn có  cách để làm mọi việc tốt hơn và nhanh hơn. Để tìm ra những cách ấy, các nhà kinh doanh hàng đầu không bao giờ dừng việc đầu tư cho bản thân, ở đây chính là đầu tư kiến thức và kinh nghiệm. Có rất nhiều cách để làm việc này như đọc sách, báo, dự các buổi hội thảo, tiếp xúc nhiều và có chọn lọc hơn, ...

7. ĐẶT MÌNH VÀO CỘNG ĐỒNG

Không chỉ đứng trong khuôn khổ xã hội của bản thân, người làm kinh doanh luôn đặt mình vào những cộng đồng người có thể hỗ trợ cho công việc kinh doanh. Đó có thể là góp mặt trong các sự kiện hay tham gia vào chính trị địa phương. Sự thật là người ta có xu hướng hợp tác kinh doanh với những người mà họ quen biết, yêu mến hay tôn trọng.

8. LÀM CHỦ KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN

Khả năng đàm phán hiệu quả là thứ mà mọi người làm kinh doanh sẵn sàng bỏ ra mọi nỗ lực cần thiết để sở hữu. Đơn giản là bạn không thể kinh doanh mà không có kỹ năng này. Một bậc thầy đàm phán là người khiến cho tất cả những người tham gia đều có cảm giác mình được lợi. Đây chính là nền tảng cho các mối quan hệ kinh doanh lâu dài và có lợi.

9. CÓ TỔ CHỨC

Chính  là kỹ năng quản lý công việc chặt chẽ và hiệu quả. Người kinh doanh giỏi luôn biết cách sắp xếp làm sao hoàn thành càng nhiều việc càng tốt trong bất kể khoảng thời gian nào họ có được. Sở hữu một hệ thống thời gian biểu cho từng hoạt động kinh doanh, lập danh sách những việc cần làm vào cuối ngày cho hôm sau hay tuần sau sẽ giúp người kinh doanh biết việc gì cần làm và việc gì cần làm trước. 

10. CHỮNG LẠI KHI CẦN THIẾT

Thực hiện đa nhiệm vụ thực tế là một phẩm chất của hầu hết các nhà kinh doanh thành công. Tuy nhiên, đôi khi việc dừng lại và nhìn vào những việc đã, đang và sẽ làm để xác định đâu là mối quan tâm lớn nhất của công việc kinh doanh và của bản thân về lâu dài là rất cần thiết. Người thành công nhất trong kinh doanh sẽ nói với bạn rằng, từ lúc bắt đầu, họ đã biết việc gì mình làm tốt được và việc gì thì nên ủy thác cho người khác.