Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN KHÔNG BẰNG TIỀN

Nhân viên chưa chắc đã muốn có những lợi ích mang tính vật chất hay tiền bạc. Họ chỉ đơn giản muốn được làm việc với những vị sếp tốt. Để trở thành những vị sếp tốt nhất, được nhiều nhân viên yêu mến, nhà quản lý cần đóng góp một số vai trò tích cực trong việc cải thiện sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc.

1. PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN

Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng cho nhân viên và tạo cơ hội cho họ là chủ các dự án. Khi đó, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn.

2. KHEN NGỢI NHÂN VIÊN

Công  nhận nhân viên khi họ làm tốt một việc nào đó và có khuynh hướng thường xuyên hoàn thành xuất sắc các công việc mà không đòi hỏi phải được đền bù thêm bằng vật chất hay tiền bạc.


3. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TỐT

Đồng cảm với nhân viên và làm cho họ có cảm giác họ luôn có thể gặp gỡ, trao đổi với sếp khi cần thiết. Môi trường làm việc tốt được đa số các nhân viên xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Nếu nhìn thấy được kết quả từ công việc của mình, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn. Vì vậy, cần xây dựng các quy trình sao cho nhân viên thực sự là "sở hữu" công việc.


4. KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC

Nhân viên sẽ cảm thấy tự hào hơn và thỏa mãn hơn khi họ làm việc một cách chủ động và có trách nhiệm.

5. THÚC ĐẨY TINH THẦN LÀM VIỆC ĐỒNG ĐỘI

Sếp phải làm gương bằng cách đôi xử  tốt và trân trọng nhân viên. Khi được sếp tôn trọng, nhân viên sẽ tôn trọng các nhân viên khác và tôn trọng sếp.
Thường xuyên tổ chức các sự kiện cho nhân viên có cơ hội gần gũi và trao đổi thông tin, để từ đó hiểu nhau và hỗ trợ nhau nhiều hơn trong công việc.

Để trở thành một vị sếp tốt nhất, nhà quản lý không nhất thiết phải tạo ra cho nhân viên những phúc lợi tốn kém. Thay vào đó, nên gần gũi, lắng nghe, hỗ trợ nhân viên và xây dựng cho họ một môi trường làm việc vui vẻ và thoải mái nhất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét