Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

LEADVIET GROUP

VỀ LEADVIET NHÉ!
VỀ NGÔI NHÀ THỨ BA CỦA TÔI!
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI


08 ĐIỀU HỮU ÍCH NÊN LÀM MỖI NGÀY

1. Hãy nhắm mắt 01 phút chỉ để hít thở và cười...

2. Nghe một bản nhạc dịu êm...

3. Hoài niệm quá khứ một chút thôi ...

4. Đi dạo phố buổi tối với Bạn thân...

5. Ngừng ngay những suy nghĩ tiêu cực mà hãy nghĩ về những dự định của bản thân ...

6. Đọc 10 trang sách ...

7. Dừng so sánh hoặc phán xét người khác, thay vào đó, hãy bắt đầu làm một thứ gì đó mà bạn thực sự muốn làm từ lâu ...

8. Nhớ rằng mọi cố gắng hôm nay sẽ được báo đáp trong tương lai ...

Phát sinh 1 ý nữa nhé: Hãy cho đi những cái mà bạn có thể và bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế nữa!

NGUYÊN LIỆU CHO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG

Hôm nay, Bình sẽ chia sẻ một vài những thông tin cần thiết cho việc xây dựng và bồi đắp lòng trung thành của Khách hàng!
Tất cả chúng ta đều biết rằng, thậm chí biết rất rõ, đó là Chi phí cho việc có được một khách hàng mới sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với việc giữ chân một khách hàng cũ. Vậy tại sao, chúng ta không tập trung cao độ vào những khách hàng cũ của chúng ta, từ một điểm chúng ta sẽ khai thác thành vô vàn các điểm khác nhau, song song với đó là khai thác các khách hàng mới tiềm năng. 
- 8 yếu tố then chốt sau, sẽ giúp Bạn xây dựng và có được lòng trung thành của Khách hàng, nó sẽ đem lại một kết quả thật bất ngờ. 

 1. SỰ TIN CẬY

- Không gì khác, chính là sự tin cậy, bản chất của Sales chính là "thu phục" được sự tin cậy và tin tưởng của khách hàng bằng niềm tin của chính mình.
- Yếu tố tin cậy hình thành từ những tuyên bố, những sản phẩm hay dịch vụ nhất quán. VÍ dụ, các nhà hàng của McDonald là hình mẫu cho sự tin cậy với chất lượng sản phẩm trong quá trình chuẩn mực hóa của họ. Tất cả chúng ta đều biết rằng, chúng ta có thể tới McDonalds ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và được bảo đảm có cùng những loại bánh Big Mac và thịt rán như nhau.
- Dó đó, bạn nên nhớ rằng, dù Công ty bạn có bao nhiêu chi nhánh, mỗi chi nhánh có bao nhiêu bộ phận, phòng ban, các tổ đội nhóm cùng làm việc với một thương hiệu mang đến như nhau thì các giá trị về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, chất lượng dịch vụ, ưu đãi mà khách hàng nhận được phải như nhau. Đừng vì chút lợi ích cá nhân mà tự tách bản thân ra khỏi cộng đồng đã được mài dũa và kết dích. 
Lòng tin tạo dựng những lần giao dịch kinh doanh tiếp theo với khách hàng. Chính vì vậy, để có giao dịch, có doanh số hay có thêm niềm tn hay cố gắng tạo sự tin cậy đối với tất cả mọi người, không chỉ riêng khách hàng mà còn đối với chính bản thân chúng ta. 

2. SỰ TÍN NHIỆM

- Độ tín nhiệm của doanh nghiệp bạn sẽ tăng cao khi bạn thực hiện chính xác những gì bạn đã nói vào mọi thời điểm. Hãy tránh xa sự không rõ ràng hay che đậy nào.
- Các khách hàng của bạn hiểu được sự cần thiết phải có lợi nhuận, vì vậy đừng nỗ lực ám chỉ rằng bạn kinh doanh chỉ cho vui. Hãy đưa ra những giá trị rõ ràng và khéo léo nhắc nhớ các khách hàng của Bạn về những giá trị đó.

3. NHIỆT TÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM

- Hãy chia sẻ cùng với cảm giác cấp bách của các khách hàng. Hãy cung cấp cho khách hàng sự tiếp cận dễ dàng tới những thông tin họ cần, chẳng hạn như lịch trình giao nhận, theo dõi vận chuyển,... Hãy sử dụng internet cho nhiệm vụ này nếu có thể (mọi người sẽ rất mong đợi sự tiếp cận như vậy). Đồng thời, bạn nên quan tâm tới cách thức mà những doanh nghiệp thành công ngày nay đang thực hiện: đảm bảo cách khách hàng có thể tiếp cận những nhân viên "bằng xương bằng thịt" trong trường hợp có khúc mắc phát sinh. 
Một chiến lược xoa dịu các khách hàng bất bình là rất cần thiết. Hãy chắc chắn tất cả nhân viên đều nhận ra giá trị của từng khách hàng. Hãy đào tạo các nhân viên của Bạn cách thức giải quyết sự cáu giận của khách hàng, thậm chí những chi phí ngắn hạn có thể khá cao. Hãy trao quyền cho nhân viên đưa ra những quyết định thích hợp đúng với nhu cầu của khách hàng chứ không phải với Công ty hay mong muốn của Bạn.

4. BỘC LỘ NIỀM CẢM THÔNG

Hãy đánh giá các cảm xúc của khách hàng và phản chiếu chúng. nếu khách hàng tỏ ra lo lắng hay hồi hộp, hay cam đoan với họ. Nếu khách hàng phấn khích về sản phẩm, hãy chia sẻ tình cảm này với họ qua những bình luận, giọng điệu và nhiều ngôn ngữ cơ thể khác. Hãy sử dụng chính ngôn ngữ của họ để tái khẳng định niềm chia sẻ của Bạn.

Bạn cần lắng nghe khách hàng, phát hiện ra các từ khóa và sử dụng những manh mỗi này để thiết lập  mỗi quan hệ. Nếu một khách hàng cho thấy những mối quan tâm hình ảnh, hãy cho họ thấy các thông tin hình ảnh, nếu mối quan hệ là thính giác, hãy để họ nghe các thông tin , nếu là mối quan hệ tình cảm hãy đưa họ cơ hội để cảm nhân về sản phẩm hay dịch vụ. 

5. TUYỂN DỤNG NHỮNG NHÂN VIÊN TỐT

Hãy chọn những nhân viên tiếp xúc trực tiếp khách hàng dựa trên khả năng tình cảm chứ không phải kỹ năng chuyên môn. Tốt nhất vẫn là những nhân viên có một thái độ làm việc tốt cùng tính cách lạc quan. Sau đó, banjc ó thể đào tạo họ các kỹ năng công việc cần thiết.

Việc nẫng các nhân viên tốt từ công ty khác cũng là một giải pháp hợp lý. Nếu bạn nhận được một dịch vụ tuyệt vời từ một ai đó, hãy quan tâm tới việc chà mời họ một vị trí trong công ty bạn. Hãy xây dựng một hồ sơ các ứng viên nhưu vậy. Hãy tiếp cận các nhân viên tiềm năng, chứ đừng đợi chờ họ tự nộp hồ sơ vào công ty bạn. 

6. KHÔNG NGỪNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có một quy trình đào tạo liên tục. Nhu cầu không chỉ là những khóa học bàn bản mà còn cần được xây dựng xung quanh các kỹ năng cần thiết cho thành công của doanh nghiệp bạn. Hãy đưa nhân viên vào quy trình thiết kế chương trình giảng dạy. Hãy hỏi họ thích tìm hiểu hơn về những vấn đề gì, và sau đó, tìm kiếm các nguồn đào tạo thích hợp nhất.

7. TẠO DỰNG CHO NHÂN VIÊN CẢM GIÁC HỌ THUỘC VỀ CÔNG TY

Bạn cần nhớ rằng các nhân viên là những khách hàng nội bộ và việc có dược lòng trung thành của họ sẽ rất quan trọng. Hãy mời họ tham gia vào xây dựng các chiến lược phát triển của Công ty hay những nỗ lực cải thiện chất lượng. hãy sử dụng các ý kiến đóng góp của họ. Hãy đưa họ vào các quy trình ra quyết định.

Đồng thời, bạn cần không ngừng thông tin quan trọng. Đừng tạo ra một sự kiểm duyệt quá khắt khe. Hãy đối xử với khách hàng đúng như vậy. Hãy tạo dựng những mối quan hệ đối tác trân trọng.

8. ĐƠN GIẢN HÓA MỌI VIỆC CHO KHÁCH HÀNG

Hãy tìm hiểu  những điều gây khó khăn cho khách hàng và giải quyết chúng. Những nỗ lực giảm thiểu cho khách hàng các công việc giấy tờ  (đặc biệt là các form mẫu trùng lặp) là rất cần thiết. Bạn cần không ngừng đơn giản hóa mọi việc cho khách hàng. Hãy quan tâm tới những giải pháp cho khách hàng lựa chọn. Hãy đề nghị khách hàng cho biết ý kiến về những gì hữu ích và những gì cần bổ đi. 

Việc áp dụng các nguyên liệu này trong chiến lược khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp bạn nâng cao tỷ lệ các khách hàng trung thành. Và việc giữ chân thành công khách hàng thực sự là một cơ hội thúc đẩy đáng kể lợi nhuận.


Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

NHỮNG SAI LẦM "NGUY HIỂM" CỦA SALES

BẠN SẼ VƯỢT TRỘI NẾU NHƯ VƯỢT QUA ĐƯỢC NHỮNG SAI LẦM NÀY
                      BY: BÌNH NGUYỄN (NOT BINHCHERRY - ME)

1. CỨ TRỜI MƯA LÀ PHI RA ĐƯỜNG
=> Vậy là sẽ sai lầm nếu như Bạn cứ ru rú bù khú ở Công ty hay nhà Bạn (Rảnh rỗi sinh nông nổi mà)
- Nhân viên Sale thường phải làm việc hơn hẳn người thường về thời gian và theo tính chất công việc, ngoài đi sớm về muộn, Sales cần có lòng nhiệt tình và  chân thành. 
- Và trời mưa sẽ là cơ hội tuyệt vời cho Bạn gây ấn tượng, ghi điểm và dễ dàng chốt hợp đồng.
- Khách hàng sẽ xúc động biết bao nếu thấy bạn không ngại khó đội mưa, vất vả nhưng khuôn mặt vẫn luôn nở nụ cười nồng ấm. 
- Sếp bạn cũng sẽ thì thầm cảm ơn: "Sao nó giống mình ngày xưa thế"
- Chỉ cần lúc nào cũng ghi nhờ rằng: "Hãy cố gắng thêm một chút nữa thôi, thêm một chút nữa thôi";
- Trời mưa mang đến sự giá lạnh, sự âm u khiến cho lòng người nguội lạnh và nhiệm vụ của Bạn là mang đến sự nồng ấm, ấm áp đến cho mọi người và loại bỏ cái giá lạnh, ẩm ướt của cơn mưa.
=> Đừng ngại khó nhé Các "chiến binh Sales". Đó là cơ hội tốt để thể hiện,
Vậy nên, Hãy nhớ - Cứ trời mưa là phi ra đường nhé - NHƯNG nhớ phải biết mình sẽ đi đâu với mục đích gì và gặp ai?? mô hình 5W - 1H sẽ giúp bạn:
- Bạn sẽ đi đâu? Where
- Bạn sẽ làm cái gì? What
- Khi nào Bạn đi? Mấy giờ, lúc nào là hợp lý? When
- Bạn sẽ gặp ai? Who
- Nhớ phải biết lý do bạn gặp họ nhé? Why
- Và đi đến đó, gặp họ bằng cách nào? How.

2. Sai lầm lớn: HAY THỨC ĐÊM VÀO NHỮNG VIỆC KHÔNG LÀNH MẠNH
Bạn đã quen với cảm giác thức khuya, bạn đã quen với các giác dậy muộn, buồn ngủ, khuôn mặt thiếu sức sống, thiếu sinh khí, .... Nếu bạn nhận thức được điều này thì cần phải thay đổi ngay lập tức.

Có 1 chân lý như thế này:
- Bản chất của Sale luôn đạt địa vị của mình thấp hơn khách hàng 1 cái đầu;
- Bản chất của Người Tư vấn luôn đặt địa vị mình cao hơn khách hàng 1 cái đầu;
- Bản chất các chuyên gia tư vấn có thể thức trăng đêm;
- Bản chất các nhân viên Sales phải dậy sớm và vì vậy phải ngủ sớm, đúng giờ giấc.

Và vì thế:
Các chuyên gia tư vấn có thể gặp khách hàng trong một bộ dạng nhếch nhác, quần sooc, dép tổ ong, râu không cao, thậm chí mắt đỏ hoe, răng vàng khè vì cafe, thuốc là (hơi quá tí...) nhưng khách hàng vẫn phải nể họ vì họ hơn hẳn 1 cái đầu mà, họ là ai? họ là chuyên gia, người mà khách hàng đang cần để lấp đầy những kiến thức và kinh nghiệm đang trống.
- Còn ngược lại Sales, khi chưa gặp mặt thì khách hàng đã xác định Sales kém hơn mình, xác định coi như thằng/đứa em, ...Như vậy, vũ khí tối thượng của Sales là gì? Chính là sự TIN TƯỞNG, mà sự tin tưởng sẽ được nuôi dưỡng và bồi đắp trên các chuỗi thiện cảm. Và ấn tượng đầu tiên để tạo Thiện cảm chính là Tác phong và Ngoại hình nhé.
=> Vạy, hãy tạo cho bản thân một chuỗi các thiện cảm để hướng tới Khách hàng của Bạn.

3. Sai lầm: DÙNG TỪ NGỮ KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP
- Các Sales thường hay vấp phải các từ ngữ rất tối nghĩa, phản ảnh sự hời hợt và không chuyên nghiệp.
- Từ BỌN EM: Các saler thường hay xài từ "củ chuối" này. Thay bằng Công ty em hoặc bình dân hơn là từ Chúng em, Bên em thì họ lại dùng từ Bọn em. 
- Từ VẤN ĐỀ: Nhân viên Sale rất thích dùng từ VẤN ĐỀ. Chúng ta phải nhận thực được bản chất của Sale chính là bán hàng, bàn về win win, hướng đến những điều tốt đẹp, thế nên, đúng kép kịp câu chuyện xuống khi xưng BỌN EM rồi đặt VẤN ĐỀ? Vấn đề ở đây là? chi tiết này có vấn đề gì không anh? Kiểu lười suy nghĩ ấy mà, Hãy thử suy nghĩ lại, bầu không khí sẽ nặng trịch xuống khi bạn sử dụng từ VẤN ĐỀ đó.
- Từ THỰC RA LÀ: không những Thực ra mà còn là Thực ra là nữa. Từ này mang nhiều hàm nghĩa tiêu cực để thanh minh, giải thích 1 điều/việc gì đó! Mà Sale thì sao, ko phải hướng tới Thanh minh, mà điều cần hướng tới là những câu chuyện đẹp, những câu chuyện gắn liền với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, những lợi ích mà 3 bên cùng có lợi.

4. Sai lầm: VẦNG VÂNG...RỒI RỒI..EM SẼ
- Sai lầm này tinh vi ở chỗ nó sẽ phá hỏng việc chốt hợp đồng từ trong trứng nước, làm giảm doanh số cho dù vẫn phải tốn nhiều thời gian và công sức.
=> Vì vậy, để gi tăng doanh số, tối ưu doanh số để có mức lương cao, thu nhập khủng thì bạn phải vượt qua/loại bỏ nó.

Vậy Nhận diện Nó ntn?
- Chúng ta hay để ý khi gặp gỡ khách hàng, 80% Sale đều nắm bắt hoặc ghi nhớ thiếu sót thông tin bởi ít ghi chép, thậm chí ko ghi chép gì cả. Các Sales thường bị lôi cuốn vào những câu chuyện không rõ chủ đề của Khách hàng, thậm chí chính Khách hàng cũng chưa thể chủ động được câu chuyện của mình. Để rồi kết thúc là những từ ngữ VÂNG VÂNG,...RỒI RỒI, EM SẼ. Đó là câu chuyện Chuyện hôm nay cứ để ngày mai giải quyết thậm chí cả với những khách hàng lần đầu. Chậm 1 phút là Bạn có thể mất nhiều thứ....
VÍ DỤ nhé:
- Vầng vầng, không phải ghi đâu, em nhớ mà, em sẽ làm cho anh 01 phương án Marketing trong 3 tháng, 3 ngày nữa em sẽ gửi anh. rồi rồi ạ.
- Vâng vâng, e sẽ kết hợp với sếp em báo giá cho anh chi tiết, phù hợp với chiến lược và mong muốn của các anh, vâng ạ, rồi ạ, .....
- Vâng vâng, BỌn em sẽ lên 1 phương án tỷ mỷ đầy đủ từ nhân sự tham gia, giải pháp khả thi, 3 ngày nữa e sẽ gửi anh nhé,

Rồi thì sao?
Khi ra về rồi, về hẳn rồi mới thấy bản phương án, báo giá đó…sao khó gõ thế? Trình bày thế nào giờ nhỉ? Mà viết cái gì nhỉ? Gio sổ ra thì ko ghi, chả nhớ gì, rõ ràng lúc đó mình rất nhớ cơ mà nhỉ? Mình về bảo sếp/trưởng phòng gõ ông ấy đã hứa rồi sao lão chậm thế nhỉ? Đang định gõ thì lại có 1 sự cố cản trở…1 khách hàng khác bảo mang hợp đồng qua….
Cuối cùng thì: Chả có báo giá gửi đi, hoặc gửi sai hẹn…chả có phương án nào được gửi đi…hoặc gửi rất A ma tơ…Và hợp đồng không chốt được, hoặc KH bảo đã ký với bên khác rồi..tóm lại là không ký được hợp đồng, ko đạt doanh số hoặc doanh số không ấn tượng, mà vẫn mất time như vậy, nguyên nhân sâu xa thực ra lại ở chỗ: VẦNG VẦNG…RỒI RỒI…EM SẼ…EM SẼ…
Để khắc phục và loại bỏ sai lầm chết người này, có 1 vài lời khuyên nhé!
+ Ý 1: Ko chuẩn bị tức là chuẩn bị cho thất bại, vì vậy trước khi cuộc gặp gỡ cho khách hàng, các bạn phải chuẩn bị thật kỹ: Sổ, bút, cặp, thậm chí cả laptop – nếu công việc cần thiết có laptop (tuyệt đối tránh đi người không – bạn chưa phải hàng khủng đâu bạn ạ, trừ khi đến đó bạn mượn giấy bút của KH =)).
+ Ý 2: Trước khi gặp, hãy nắm rõ mình sẽ gặp 1 người hay nhóm người và phác thảo kịch bản thời gian tối đa là bao nhiêu phút? 30 phút, 1 tiếng hay 2 tiếng? Dùng sổ bút hay máy tính?
+ Ý 3: Khi gặp gỡ khách hàng/nhóm khách hàng thì phải KIỂM SOÁT ĐƯỢC CUỘC NÓI CHUYỆN: phải ghi chép lại các thứ khách hàng cần, cấm được RỒI RỒI..EM NHỚ MÀ…EM SẼ…tin tôi đi, trí nhớ của bạn chỉ là hạng bét thôi, khi bàn việc thì bạn đang bay bổng và bạn tưởng là nhớ, nhưng về nhà thì like shit ngay… hãy ghi lại các ý chính cần thiết để NGÀY MAI của bạn được chính xác, nhẹ nhàng.
+ Ý 4: Cuối cùng, sẽ là thiếu sót nếu bạn ko TỔNG HỢP LẠI CÁC YẾU TỐ (KO PHẢI VẤN ĐỀ =)) trong buổi gặp gỡ ngày hôm nay. Nếu ko có ý 4 này thì bạn sẽ bị sa đà vào ý 3, và sau khi chia tay khách hàng thì bạn sẽ có 1 núi việc, dẫn đến ngại làm, hoặc làm nhưng sót ý, trễ hẹn và đếch có hợp đồng. Hãy cùng khách hàng TỔNG HỢP lại ngay lập tức các yếu tố, và làm rõ các yếu tố nào cần phải chi tiết, và gạch đi các yếu tố ko quan trọng, tức phải TỔNG HỢP CÁC VIỆC THIẾT THỰC CẦN LÀM.
+ Ý 5: Sẽ là ăn điểm hoàn toàn, nếu bạn mở lap gửi mail note lại các đầu việc đã bàn cho KH luôn và ngay để 2 bên cùng nắm rõ, tôi nhắc lại: NGAY LẬP TỨC – ko được để ngày mai, ko được RỒI RỒI EM SẼ. Và còn gì nữa? Hãy hẹn 1 cái hẹn thật an toàn, ví dụ: Vừa rồi em gửi sơ bộ các đầu việc vào email, Còn cái abc (báo giá, phương án, hợp đồng…) sáng mai em gửi anh (thì tối nay đã xong rồi), hoặc chiều mai em gửi anh (thì sáng mai đã được gửi đi), hoặc ngày kia em gửi anh (thì ngày mai đã xong rồi).
Xét ở 1 khía cạnh khác, nếu bạn làm được điều 4 như 5 ý ở trên, ngoài các từ mỹ miều dành cho bạn: Chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, thông minh, sức làm việc phi thường…thì có 1 kiểu khác là: 
- Bạn biết lo cho ngày mai bằng cách đã chuẩn bị ngay từ ngày hôm nay, Bạn là người trân trọng cuộc sống từng phút giây, Bạn ZEN, Bạn có cách làm việc kiểu THIỀN…
Nếu bạn đã từng mắc lỗi VẦNG VẦNG…RỒI RỒI…EM SẼ liệu bạn có vui lòng gõ ra đây ko?
"Tôi" cũng từng mắc lỗi này, và cũng nhanh chóng khắc phục được hẳn nó (và rất thỉnh thoảng cũng vướng lại, do tôi giờ là SẾP nên thỉnh thoảng cho phép mình trễ hẹn với những KH cảm thông được )
5./ 1 CÁI ÁO RỘNG BỤNG, 1 CÁI QUẦN VẢI KO HỢP VỚI ĐÔI GIÀY DA.
- Chúng ta sẽ đến với sai lầm nhẹ nhàng hơn, sau khi đã đọc 4 sai lầm to tướng.
- Ở mỗi phần của bài viết, tôi sẽ cố gắng lồng ghép giữa các yếu tố cơ bản và nâng cao, căng thẳng và thư giãn, đóng và mở, nặng và nhẹ…cũng như cuộc sống vậy, nếu ai cũng cân bằng 1 khen 1 chê, thậm chí 3 khen 1 chê thì có lẽ chúng ta ai ai cũng hạnh phúc.
Tuy nhiên cái sai lầm thứ 5 này vẫn được liệt vào hàng chết người, vì mất thiện cảm, mất điểm ngay từ lần đầu gặp gỡ sẽ gây cản trở, áp lực phải kiếm lại điểm, hoặc xấu hơn là chả đi đến đâu cả!
- 1 NV Sale, Kinh doanh có thể ko cần ăn mặc đẹp, nhưng luôn phải trang nhã, lịch sự, có chút yếu tố thời trang, và vẫn năng động.
- 1 nhân viên Sale, KD…khi có may mắn gặp được khách hàng thì ở người KH cũng đã có 1 kỳ vọng nho nhỏ về ngoại hình của người đó trong tưởng tượng. Ngoài các lợi thế về làn da, mắt sáng, răng trắng, cái bắt tay chặt, giọng nói truyền cảm, thông tin rõ ràng…thì có 1 yếu tố phá hoại tất cả những thứ đó, bạn tin ko? Nó đến từ 1 CÁI ÁO RỘNG BỤNG, 1 CÁI QUẦN VẢI KO HỢP VỚI ĐÔI GIÀY DA!
- Nếu bạn là 1 nam giới mập, có thể phang ngay 1 cái áo bất kỳ của Việt Tiến, May 10, Khattoco…mà ko vấn đề gì cả. Nhưng đa phần chỉ có các sếp mới mập, chứ nhân viên Sale, KD thường gầy, dong dỏng. Việc bạn mặc 1 cái áo may sẵn cho người trung niên với khổ bụng to của Việt Tiến, May 10… chỉ làm cho bạn giống 1 thằng hề, chưa kể 1 cái quần vải có cái đũng trễ - nếu lùn càng lùn, cái ống hơi rộng, kết hợp với 1 đôi giày da hếch mõm chỉ hợp quần Jean thì trông bạn ko khác gì 1 thằng hai lúa, 1 thằng “nhà quê” – (từ phọt ra trong não KH khi thấy bạn, tất nhiên họ ko nói ra), nếu có nói ra họ nói: Chào anh, trông mày tý tuổi mà già hơn cả tao =))… tóm lại bạn có trang phục không chuyên nghiệp – điều vốn rất kỵ của nhân viên Sale!
- Đơn giản là hãy may lấy 3,4 cái áo sơ mi khác nhau (nếu có mua sơ mi sẵn thì để ý vòng bụng), trắng hay màu tùy bạn, nhưng dáng hơi ôm người, ôm bụng, hơi body – đừng ôm sát quá trông đĩ đượi hoặc giống thằng gay lắm, hoặc đừng may nhí nhố như thằng cấp 3… quần nếu là quần vải thì chú ý ống côn 1 chút, chú ý may cái tỷ lệ đũng cao lên để trông bạn chân dài và thanh thoát hơn, và 1 đôi giày da trang nhã, lịch sự phù hợp với cái quần! Nếu bạn thích mặc quần Jean thì chúc mừng luôn, vì quần Jean rất đa dạng về mẫu mã, giá cả phải chăng, thời trang, và phù hợp hầu hết mọi loại giày!
Tóm lại: Đừng biến thành 1 thằng “nhà quê”, 1 lão già chính hiệu trong con mắt của khách hàng ngay từ lần gặp đầu tiên. Hãy chiếm thiện cảm ngay trong 3 giây đầu tiên khi gặp khách hàng với 1 bộ trang phục lịch sự. Cũng ko cần mặc quá đẹp nếu ngành nghề của bạn thuộc loại giao dịch nhỏ và đi lại nhiều!
Nếu bạn thuộc sai lầm này, chả cần gõ ra đâu, mà việc đầu tiên hãy đi may lại quần áo đi, hĩ hĩ hĩ hĩ! =))
 6./ Sai lầm chết người 6: VAY TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG.
- Ở phần này bàn đến 1 sai lầm chết người và trầm trọng của NV Sale, KD, Marketing mà qua đó, sẽ mất hẳn 1 khách hàng, sẽ làm giảm nguồn thu cho công ty, tệ hơn nữa, nó sẽ làm xấu đi đạo đức của bạn, làm ánh mắt của bạn ko còn trong sáng, lành mạnh và đàng hoàng nữa!
- Có những NV Sale rất giỏi, chốt hợp đồng và còn chăm sóc KH cũng rất chu đáo, tạo nên 1 thứ ĐẲNG CẤP – 1 thứ ĐẲNG CẤP đã được chuyển đổi từ 1 PHONG ĐỘ trong 1 thời gian dài! Trong mắt KH, họ ko khác gì 1 đứa em, 1 người bạn, thậm chí thỉnh thoảng là 1 chỗ dựa về tinh thần. Sếp bạn thì thầm cảm ơn bạn, tăng lương tăng thưởng tăng điểm hoặc tăng chức cho bạn, vì bạn là 1 “chiến binh” thực sự, mang lại cả doanh thu và dòng tiền cho công ty, mang lại thêm cả quan hệ cho sếp. KH thì rỉ tai, truyền miệng về bạn, khiến bạn có thêm hợp đồng, mà trong Sale thì bạn biết rồi đó: 1 lời giới thiệu nặng tựa ngàn cân, cho nên các mối quan hệ KH bạn giới thiệu thì bạn cũng nhanh chóng chốt được, khiến bạn đã giỏi càng giỏi thêm, và qua đó vì biết ơn KH bạn lại chăm sóc kỹ hơn, khiến mối quan hệ giữa bạn và người KH đó ngày càng thân thiết. Họ mời bạn về nhà chơi, họ rủ bạn đến nhà ăn uống vào dịp khai trương hoặc giỗ, họ café với bạn khi cần tâm sự, thậm chí họ còn đùa là gả con gái/con trai cho bạn…
 - Vào 1 buổi tối như bao buổi tối, bạn nhậu với 1 người bạn/đám bạn, rồi tất cả cùng chìm vào rượu…rồi thì 1 người bạn của bạn có mất mát gì đó cần giúp đỡ…nó khóc lóc…roài 30 phút, 1 tiếng sau bạn cũng khóc lóc…roài bạn phừng phừng quân tử, cảm thấy phải che chở cho bạn bè, (1 tâm lý hết long vì bạn bè nhưng rẻ tiền vì xài 1 cách đần độn) quyết định ra nghĩa hiệp bằng cách: Alo mượn tiền của… KH, hoặc gặp trực tiếp và vay tiền KH…
 Hoặc 1 hôm mẹ bạn, bố bạn alo cho bạn về 1 thứ mất mát gì đó…bạn nghĩ đi nghĩ lại 1 hồi và bốc máy: Alo mượn tiền khách hàng!
 Hoặc TH khác, bạn yêu 1 thằng nào đó, hoặc 1 đứa con gái nào đó (mà sau này thường điếu đi đến đâu cả)…rồi nó có 1 lý do gì đó nó CẦN TIỀN (hoặc bạn cảm thấy cần tiền)…nghĩ đi nghĩ lạ 1 lúc, thấy có người KH rất thân thiết, và rồi…khỏi nói chúng ta cũng đoán ra!
 Hoặc ngược đời hơn tý, bạn có các lý do trên, nhưng gặp gỡ thì giả vờ là: Em đang đầu tư cái abc này…đang có từng này rồi…em còn thiếu từng này…anh/chị cho em vay từng này nữa nhé. (KH có ngu điếu đâu, họ “cảm nhận” được sự bất ổn từ cách trình bày của bạn…)
 Người KH bị alo/gặp gỡ vay tiền kia sẽ thì phản ứng ra sao? Lắng nghe và bảo cho anh/chị suy nghĩ đã. Người thì bảo sao ko nói sớm, anh/chị vừa mới đầu tư hết tiền rồi. Người thì hẹn mai ngày kia gọi lại cho anh/chị. Người thì đồng ý cho vay tiền, nhưng sau đó thì…thế nào ý :D.
Và tất cả các TH trên, sau đó người KH thường…thế nào ý :D
Trong bộ phim Close nổi tiếng của Holywood, ở cuối phim, NV chính nữ nhìn vào mắt NV chính nam và nói: TỰ DƯNG EM Ứ CÒN YÊU ANH NỮA!
 Người KH giờ cũng ko còn tôn trọng bạn nữa, ko còn TIN bạn nữa, sau sự việc đó. Tự dưng bạn mất KH, và tự dưng thêm nhiều mất mát nữa từ KH đó…
Bạn lúc đó chỉ là 1 ví dụ điển hình cho 1 câu nói: PHONG ĐỘ LÀ NHẤT THỜI ĐẲNG CẤP LÀ MÃI MÃI!
 Nếu bắt buộc phải vay tiền thì tốt nhất hãy vay bố mẹ, anh chị em họ hàng, bạn bè, sếp, trưởng phòng, đồng nghiệp…chứ đừng có dại mà vay tiền khách hàng!
 Tuy nhiên, nếu bạn có 1 lý do khác, đó là: TÁCH RA MỞ CÔNG TY RIÊNG, THÌ BẠN HOÀN TOÀN ĐƯỢC VAY TIỀN KHÁCH HÀNG – và thế giới điển hình có vài TH như vậy, khách hàng hồ hởi cho vay, đầu tư và thắng đậm!
Nhưng bạn ko phải là TH đó, bạn vẫn đang đi làm, vì vậy, đừng bao giờ mắc phải sai lầm chết người 6 nhé!
----------------------------------------------------------
Vậy là "tôi"  đã viết 6 trên khoảng gần 20 sai lầm lớn nhỏ điển hình khác nhau, là ĐIỂN HÌNH nhé!
+ Các bạn nếu thấy hay thì ko nên tự kỷ giữ riêng, hãy chia sẻ nó thật nhiều bạn bè của bạn, đồng nghiệp, nhân viên bạn, để họ ngày càng giỏi hơn – và nhớ để chế độ Note hoặc click vào dấu sao để hiển thị toàn màn hình như bài này nhé 
+ Biết đâu cũng có những người Sale, KD đang tìm bài viết này, và họ đang vào Face bạn, vì vậy bạn hãy Share nó thật nhiều nhé – và nhớ để chế độ Note hoặc click vào dấu sao để hiển thị toàn màn hình như bài này nhé 
+ Những bạn được tag tên (hoặc bị tag tên) thì hãy chia sẻ tiếp bài này vào các Nhóm và các Fanpage khác nhé 
+ Việc chia sẻ đó là nguồn cổ vũ to lớn, và tôi lại nhanh chóng chia sẻ hơn các phần 3,4 thậm chí là 5,6 của loạt bài viết NHỮNG SAI LẦM CHẾT NGƯỜI CỦA NHÂN VIÊN SALE, KINH DOANH, MARKETING 
7./ Sai lầm chết người 7: MẢI MÊ CHIẾN THẮNG SƠ BỘ KHI ĐÀM PHÁN, QUÊN-KO-RA-VỀ-ĐÚNG-THỜI-ĐIỂM.
 Sở dĩ tôi có kiểu viết có gạch quên-không-ra-về-đúng-thời-điểm để làm nó nổi bật, nhấn mạnh nó, để cho bạn nhớ! và vửa roài, tôi lại gõ nó lại 1 lần nữa, để làm cho bạn nhớ hơn! Và tin mừng là bạn nhớ được roài đó, hiệu quả phết nhể? Nhưng tất nhiên bạn sẽ nhớ hơn nữa khi bạn hiểu, và đương nhiên bạn đang đếch hiểu gì cả, xin mời đọc tiếp ở dưới!
 Đây ko phải là 1 lỗi trầm trọng, vì dù vi phạm nó, có thể bạn vẫn chốt sale, vẫn hiệu quả, doanh số bạn vẫn cao, bạn vẫn được KH quý :)
Nhưng...nó vẫn là lỗi, và nó cản trở bạn bước vào con đường sale chuyên nghiệp, LEVEL bạn mãi mãi ko thể lên được!
Muốn ĐẲNG CẤP, phải vượt qua được Sai lầm này!
Cho nên, sai lầm này vẫn liệt vào hàng Chết người!
Đây là 1 lỗi phổ biến, cực kỳ phổ biến, ko chỉ với dân Sale mà các sếp CEO, CMO, hoặc bất cứ 1 người nào luôn!
Chỉ có dân có nghề, dân chuyên nghiệp mới ko mắc phải lỗi này!
Và đương nhiên, dân Sale chuyên nghiệp mới biết và tránh được lỗi này, do đã dày dạn kinh nghiệm, và bây giờ, bạn được nghe nó luôn :)
Vượt trở ngại trời mưa và phi ra đường (thắng sai lầm 1), với 1 dáng vẻ đầy sức sống do lối sinh hoạt lành mạnh ko thức đêm (vượt sai lầm 2), khi gặp khách hàng xài từ ngữ rất chuyên nghiệp (bỏ xa sai lầm 3), ko mắc bậy hứa hẹn Vầng Vầng Rồi Rồi Em Sẽ (hạ gục sai lầm 4), với 1 trang phục đẹp, chuyên nghiệp (vứt sọt rác sai lầm 5)...bạn y hệt 1 cầu thủ thiện nghệ, rê rắt, chuyền bóng, rồi nhận bóng, lừa qua hàng hậu vệ, và xuất sắc chọc thủng lưới...tin được ko? Giờ bạn bắt đầu mắc sai lầm, và cũng là lúc bạn tự làm yếu đi sức mạnh của chính mình, giảm THIỆN CẢM trong mắt KH, cản trở bạn đi vào con đường làm Sale chuyên nghiệp! :)
Biểu hiện của nó như sau: Bạn đàm phán với KH, và hoàn toàn được điểm, hoàn toàn đạt điểm, khách hàng như bị bạn chinh phục 100%, họ yêu quý bạn, họ đầy THIỆN CẢM với bạn, họ ko tiếc thốt lên lời khen bạn, và họ HỨA HẸN VỚI BẠN VỀ VIỆC CHỐT SALE - HỌ NÓI THẬT LÒNG, và bạn biết rằng họ nói thật lòng. Bạn rất là vui, vì giúp được khách hàng, giúp cho cả công ty mình, cả doanh số cá nhân mình...nhưng khổ 1 chỗ là họ phục bạn quá, họ khen bạn quá..bạn bắt đầu sướng quá, bạn phục bạn quá :D và ngồi lại tiếp tục nói chuyện với họ!
Lẽ-ra-bạn-phải-ra-về-ngay-lập-tức đúng thời điểm thì bạn cứ nấn ná, nán lại nói chuyện tiếp vì vẫn đang...sướng. Ngay cả khi cơ thể bạn mách bảo: Thôi về đi, thì bạn lại ko thèm lắng nghe cơ thể! Và như đồ thị hình sin, bạn ngồi lâu quá nói dài nói dai nói dại (kèm theo có thể có vài câu ko khiêm tốn như trước), đồ thị bắt đầu đi xuống...rồi 1 lúc sau, KH ngó nhìn đồng hồ, hoặc xem giờ trên điện thoại, rồi nói khéo: anh/chị vài phút nữa có cái hẹn abc...bla bla...và rồi bạn mới xin phép và nhấc mông đi về - lúc đó THIỆN CẢM của bạn đã bị sứt mẻ, giảm ít nhiều!
 Có thể sẽ ko mất hợp đồng đâu, thậm chí rất ít (5-10% mất là cùng, vì mới chỉ thắng trong đàm phán, chưa ký và giao tiền chính thức)
Nhưng bạn đã để lại 1 dư vị ko tốt, 1 cảm giác happy ko trọn vẹn!
Lúc họ mừng vui nhất, bạn vui nhất thì lẽ ra phải...xin phép ra về - thì lại ngồi lại nói chuyện khá vô duyên làm giảm hêt dư âm đẹp!
Theo ngôn ngữ âm nhạc dân dã thì tình chỉ đẹp khi còn dang dở, và bạn đã ko giữ trạng thái dở dang!
Theo ngôn ngữ NLP, khi khách hàng vui nhất, hãy ra về ngay để họ giữ neo cảm xúc đó lại, bạn giữ được THIỆN CẢM cao nhất, để sau đó cứ nhìn thấy ta là họ sướng!
Theo khía cạnh bản lĩnh thì Được khen, chiến thắng cũng thuộc diện đưa người ta vào trạng thái Cháy nhà ra mặt chuột, và phải có BẢN LĨNH, KINH NGHIỆM để ứng xử với lời khen, ứng xử với chiến thắng.
Nói về thời vận thì có thờ có thiêng có kiêng có lành, khi chiến thắng trong đàm phán đến, là phải rút ngay, tránh bàn luận lâu la tự mãn rất đen đủi (vì mới chỉ đồng ý hợp đồng, đã ký vào giao tiền đâu)
Nói vậy là đủ rồi nhỉ, có phải ngu đâu mà nói mãi ko hiểu đâu.
Nên nhớ: Nếu muốn đá giải CHUYÊN NGHIỆP, muốn tăng LEVEL, muốn ĐẲNG CẤP trong Sale, muốn là người bán hàng siêu hạng thì phải loại bỏ được sai lầm 7 này!
 8./ Sai lầm chết người 8: ALỐ...ALO ANH ABC À?
Chúng ta vừa đọc sai lầm 7- 1 sai lầm thuộc dạng cao cấp và rất tinh vi, đọc cũng khá dài dòng và hơi mệt! Như đã nói ở phần trước, tôi sẽ lồng ghép các sai lầm nặng và nhẹ ở mỗi phần để cho thư giãn, nhẹ nhàng! Sai lầm 8 thuộc dạng nhẹ nhàng, tôi sẽ trình bày nhanh, gắn gọn, vì nó là lỗi vặt - nhưng ko sửa thì các bạn cũng dở hơi!
Khi 1 khách hàng, tên là Long chẳng hạn alo cho Sale, tên người Sale là Đức chẳng hạn, và trên máy Đức rõ ràng hiện tên anh Long rồi, chúng ta xem cuộc hội thoại sau:
- A LỐ
- Ơ..alo...Đức à
- Vâng, anh Long ạ?
- Uh, anh Long đây em!
- Vâng, em nghe đây anh (may mà nó còn điếu nói: Thế có CÁI VẤN ĐỀ gì ko anh Long? =)) - xem lại phần 1)
...
Chúng ta thấy sao?
Ngu ko?
Ko những ngu mà còn đẩy KH vào thế ngu theo!
Vì mất đúng 5 cái gạch đầu dòng mà chả đâu vào đâu.
 Lẽ ra chỉ cần nói: Dạ em nghe anh Long ơi.
Hoặc: Dạ em Đức đây anh Long ơi!
Chỉ tốn đúng 1 câu và câu thứ 2 là KH có thể trình bày thắng vào công việc được roài, đằng này chúng ta nhìn lên trên xem, đúng 5 câu mà vẫn chưa đâu vào đâu, trong khi KH là người gọi điện, là người phải trả tiền!
Cái lỗi: A LỐ khi mà biết mẹ người bên kia là ai rồi rất thường gặp, nhất là người bên kia là KH thì càng ko chấp nhận nổi. Thậm chí A LỐ xong rồi lại còn im lặng đợi người bên kia hỏi rồi mới hỏi mới vãi đái.
 Nhớ nhé: Dạ em Đức đây anh Long ơi!
hoặc: Dạ em nghe anh Long ơi
(hoặc gì cũng đc, miễn là chỉ-1-câu và phải-gọi-tên-khách-hàng)
 9./ Sai lầm chết người 9: DÌM HÀNG KHÁCH HÀNG BẰNG CÁCH "KHOE "CÁC ĐƠN HÀNG TO HƠN ĐÃ KÝ.
Lỗi này phổ biến!
Siêu phổ biến!
Cực kỳ phổ biến!
Lỗi này là lỗi sơ đẳng, nếu vướng phải thì chỉ phản ánh NV Sale, KD thuộc hàng cấp thấp...và KH khi bị ăn "quả" này thì 1 là ko thèm chấp, 2 là cười trừ bỏ qua, 3 là thấy hơi…đắng!
 Mà khổ Dân Sale pro thì ít, dân mới vào nghề thì nhiều, lại quá đông và hung hãn nên rất hay mắc lỗi này!
 Nhận dạng như sau:
Khi KH khó tính 1 chút, hoặc "tỏ vẻ" 1 chút, và thực tế là đơn hàng giá hơi thấp 1 chút hoặc lượng mua hơi ít 1 chút và hơi làm mất thời gian của Sale (tính cả trước hoặc sau khi đã ký hợp đồng) thì NV Sale lẽ ra phải kiên nhẫn và chăm sóc, thì lại nói huỵch toẹt, hoặc nói bóng gió với 1 THÁI ĐỘ rất láo rằng: Những đơn hàng khác...em từng k...công ty em từng bán... to lắm, lớn lắm (ý là đơn hàng anh/chị nhỏ lắm, thường lắm, nghèo lắm, ....)
Sai!
Đơn giản chỉ cần 1 chỗ thôi: Đã ko bán hàng thì thôi, đã bán thì dù có đơn giá siêu nhỏ hoặc số lượng siêu ít nhưng 1 khi đã bán, hoặc đã ký hợp đồng thì phải được chăm sóc đầy đủ với 1 THÁI ĐỘ tốt!
Hoặc tinh tế hơn, có thể có khách hàng mua khá nhiều hàng, và bản thân họ đang sướng, vì cũng chi nhiều, ví dụ KH đó mua 1 lúc 8 giỏ quà tết, và cũng đang sướng, cần 1 lời khen, hoặc tưởng rằng mình đang mua nhiều nhất, mới hỏi chú em bán hàng: Anh mua nhiều thế em có giảm giá chút ko? – hoặc: Có ai mua nhiều như anh chưa?
Và đây là câu trả lời: Anh mua thế này còn ít lắm, có người đặt em tận 30 giỏ quà cơ, trước đó có công ty đặt 1 lúc 60 giỏ...
1 gáo nước lạnh vừa bị hắt vào mặt bạn đó!
Còn bạn, nếu là bạn, bạn sẽ nói sao? :D

09 sai lầm tưởng trừng đơn gian cơ mà thật kinh khủng và chắc chắc ai cũng đã từng mắc phải. Hãy đọc nó và loại bỏ nhé Bạn. 
Chúc Bạn năm mới Vạn sự như ý!